Block "block-breadcrumbs" not found

Hội thảo khoa học: “Ứng dụng công nghệ thông tin – sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu”

Được sự thống nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, sáng ngày 29-9, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đồng tổ chức Hội thảo khoa học: “Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) – sáng tạo ứng phó với Biến đổi khí hậu trong phát triển hàng hoá nông nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang năm 2014”.

Đến tham dự hội thảo có: Ban Giám đốc Sở TT&TT; Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; đại diện lãnh đạo Sở TT&TT các tỉnh Long An, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; đại diện lãnh đạo các Sở, Ban ngành trong tỉnh, lãnh đạo phòng Văn hoá và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố; cùng hơn 50 vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên đến từ các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học, CNTT; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT-Viễn thông, lĩnh vực nông nghiệp; Các nhà nông tiêu biểu đại diện cho nhà nông huyện Phú Quốc và các phóng viên từ các cơ quan Báo, Đài tại địa phương, trung ương đến dự và đưa tin.

Toàn cảnh Hội thảo

PGS. TS. Thái Thành Lượm – Giám đốc Sở TT&TT  cùng TS. Nguyễn Tuấn Anh – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành tặng hoa và bảng vàng cho các doanh nghiệp tài trợ

Tham gia Hội đồng khoa học của Hội thảo gồm có: GS.TSKH Lê Huy Bá – Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Thái Thành Lượm – Thành viên; GS.TS.NGND Nguyễn Quang Thạch – Thành viên; GS.TS Lê Quang Trí – Thành viên; TS. Nguyễn Tuấn Anh – Thành viên.

GS.TS.NGND Nguyễn Quang Thạch trao đổi bài tham luận cùng với các thành viên

Tại Hội thảo, đã có 07 bài tham luận của các diễn giả và ý kiến trao đổi với nhiều chủ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như: Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang; công nghệ di truyền tác động trên năng suất, chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của cây lúa tại ĐBSCL; ứng dụng công nghệ môi trường trong phát triển nông nghiệp sạch Việt Nam; công nghệ sinh học và biến đổi khí hậu; sản xuất hàng hoá nông nghiệp xuất khẩu dưới tác động của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL; công nghệ thông tin trong nông nghiệp; quản lý chất thải rắn và tiềm năng ứng dụng công nghệ Phytocap ở Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Thị Lang – Viện lúa ĐBSCL trình bày tham luận công nghệ di truyền tác động trên năng suất, chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của cây lúa tại ĐBSCL

Chiều cùng ngày, là buổi thảo luận các tiểu ban Công nghệ thông tin sáng tạo; tiểu ban công nghệ sinh học; tiểu ban công nghệ môi trường và giải pháp công nghệ mới của các vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên nhằm trao đổi và thảo luận về các tham luận: Xây dựng hệ thống thông tin thời tiết khí hậu tự động công nghệ Imetos, ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu bảo tồn và phát huy nguồn Gene quý (chó lưng xoáy, phong lan, cây dược liệu, rau rừng, hồ tiêu và nấm) của đảo Phú Quốc, khả năng và triển vọng ứng dụng công nghệ bức xạ ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững…

Tiểu ban Công nghệ sinh học

Tiểu ban công nghệ Môi trường

Tiểu ban Công nghệ thông tin

Tại Hội thảo, các vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên đến từ các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học trong nước đã thảo luận, trao đổi thẳng thắn và chia sẽ kinh nghiệm trong ứng dụng CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến hàng hoá nông nghiệp xuất khẩu, công nghệ môi trường với các thành tựu nghiên cứu, ứng dụng CNTT- sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển hàng hoá nông nghiệp xuất khẩu tại địa phương, đồng thời là nơi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp sản xuất phục vụ nông nghiệp, các nhà quản lý và nhà nông để trao đổi các tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu theo hướng bảo vệ sinh thái, môi trường phục vụ nền nông nghiệp chất lượng sạch, hiệu quả và bền vững./.

Hoàng Lộc
BỘ PHẬN TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Call Now