Block "block-breadcrumbs" not found

Tổng hợp xúc tác nano vàng trên các chất mang khác nhau dùng để chuyển hóa các alkynes thành 1,3-diynes theo cơ chế ghép cặp oxy hóa

Tên đề tài:  Tổng hợp xúc tác nano vàng trên các chất mang khác nhau dùng để chuyển hóa các alkynes thành 1,3-diynes theo cơ chế ghép cặp oxy hóa

Cơ quan quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ – Quỹ Phát triển Khoa học và Công  nghệ Quốc Gia (NAFOSTED)

Thời gian thực hiện: 12/2018-12/2021.

Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Bảo Khánh

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có): không

Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu của đề tài tập trung vào việc nghiên cứu ảnh hưởng độ xốp của vỏ silica đến hoạt tính xúc tác của vật liệu nano nhân-vỏ Au@SiO2; và nghiên cứu ảnh hưởng của chất mang bazơ đến hoạt tính xúc tác của vật liệu ligand-Au/chất mang bazơ. Các phản ứng được sử dụng để đánh giá hoạt tính xúc tác cho từng vật liệu là phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ trong môi trường nước và dung môi hữu cơ.

Nội dung nghiên cứu

-Tổng hợp vật liệu nhân-vỏ Au@nSiO2 với vỏ silica có cấu trúc không xốp.

-Tổng hợp vật liệu nhân-vỏ Au@mSiO2 với vỏ silica có cấu trúc xốp với kích thước mao quản trung bình (mesopore).

-Thu nhỏ hạt nano Au bằng cách cho ăn mòn Au@nSiO2 với dung dịch KCN.

-Phân tích cấu trúc của vật liệu tổng hợp được bằng các kỹ thuật đo SEM, TEM, DLS, BET, UV-Vis, và FT-IR. Các kỹ thuật đo sẽ cung cấp các thông tin về vật liệu như hình thái học (SEM, TEM), kích thược hạt (SEM, TEM, DLS), kích thước lỗ xốp và bề mặt riêng của chất mang silica (BET), trạng thái oxy hóa của hạt nano Au và khả năng tương tác giữa chúng với chất mang silica, kích thước hạt và quá trình thu nhỏ hạt nano Au (UV-Vis).

-Tổng hợp vật liệu nano ligand-capped Au có điện tích dương hoặc âm. Các ligand được sử dụng bao gồm cetyl trimethylammonium bromide (CTAB), sodium citrate, và tetrakis (hydroxymethyl) phosphonium chloride (THPC).

-Đưa hạt nano Au lên các chất mang khác nhau như barium carbonate, Dowex resin, và Amberlite resin.

-Đánh giá hoạt tính xúc tác vàng thông qua phản ứng oxy hóa; sử dụng GC/MS để phân tích sản phẩm của phản ứng.

Sản phẩm đề tài (dự kiến)

–        Bài báo khoa học chuyên ngành: 02 bài báo Tạp chí quốc tế có uy tín; 01 bài báo Tạp chí quốc gia có uy tín; 02 Hội nghị khoa học quốc gia.

–        Đào tạo: 01 Thạc sỹ

Call Now