Hồ Quý Ly – lai lịch và phẩm cách một con người

Nguyễn Khắc Thuần

  1. Năm 907, nhà Đường sụp đổ[1], các thế lực phong kiến có tiềm lực mạnh nổi lên khắp nơi Trung Quốc lâm vào cuộc hỗn chiến khốc liệt và kéo dài gần 60 năm (907-960), sử gọi đó là cục diện Ngũ đại Thập quốc [2]. Chiến tranh triền miên đã khiến cho hàng loạt người Trung Quốc buộc phải rời bỏ quê cha đất tổ tìm đất dung thân và một trong số đó là Hồ Hưng Dật, viễn tổ Hồ Quý Ly. Các tác phẩm sử học Trung Quốc viết về giai đoạn này như Cựu Ngũ đại sử [3] của Tiến sĩ Tiết Cư Chính [4], Tân Ngũ đại sử [5] của Tiến sĩ Âu Dương Tu [6]Tư trị thông giám của Tiến Sĩ Tư Mã Quang [7] đều không nói gì về sự kiện Hồ Hưng Dật di cư xuống đất phương Nam nhưng bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của ta lại cho biết khá rõ. Xin được trích lục, phiên âm và dịch nghĩa như sau :

[1]  Nhà Đường do Lý Uyên lập ra vào năm 618, tồn tại 289 năm (618-907) với tổng cộng 21 đời Hoàng Đế nối nhau trị vì. Kinh đô nhà Đường là Trường An (nay thuộc thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc). Nhà Đường đã đô hộ nước ta 287 năm (từ năm 618 đến năm 905).

[2]  Ngũ đại thập quốc là năm đời mười nước. Ngũ đại (tức 5 đời) gồm có Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Thực ra, Ngũ đại chỉ nối nhau cai quản vùng phía Bắc của Trung Quốc, vì thê, sử cũng thường gọi đây là Bắc Phương ngũ đại. Còn Thập quốc nghĩa là mười nước, nhưng đây cũng chỉ là mưới nước ở phía Nam của Trung Quốc, vì thế mà sử cũng thường gọi là Nam phươg thập quốc. Mười nước này gồm có Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Sở, Mân, Nam Hán, Tiền Thục, Hậu Thục, Nam Bình (cũng tức là Kinh Nám) và Bắc Hán

[3]  Cựn Ngũ đại sử là tác phẩm của Tiết Cư Chính, vốn tên là Lương Đường Tấn Hán Chu thư nhưng về sau, do chỗ Âu Dương Tu biên soạn bộ Tân Ngũ đại sử nên chính ông đã cho đổi Lương Đường Tấn Hán Chu thư thành ra Cựu Ngũ đại sử. Đây là một trong số 24 tác phẩm sử học nổi tiếng của Trung Quốc (Trung Quốc nhị thập tứ sử), sách gồm 150 quyển, trong đó có Bản kỷ 61 quyển, Chí 12 quyển và Liệt truyện 77 quyển).

[4]  Tiết Cư Chính (912-981) đỗ Tiến Sĩ và là một trong những triết gia lừng danh của Trung Quốc đầu thời Tống.

[5]  Tân Ngũ đại sử nguyên tên ban đầu là Ngũ đại sử ký, sau được chính tác giả của sách là Âu Dương Tu sửa  thành Tân Ngũ đại sử, sách này gồm có 74 quyển, trong đó có Bản kỷ 12 quyển, Liệt truyện 45 quyển, Khảo 3 quyển, Thế gia niên phả 11 quyển, Tứ di phụ lục 3 quyển.

[6]  Âu Dương Tu (1007-1072) đỗ Tiến Sĩ và cũng là một trong những triết gia lỗi lạc của Trung Quốc thời Tống.

[7]  Tư Mã Quang (1019-1081) đỗ Tiến Sĩ, là tác gia vĩ đại của Trung Quốc đời Tống. Ông đã dành 19 năm để viết bộ sách đồ sộ mang tên Tư trị thông giám gồm 294 thiên để giới thiệu lịch sử Trung Quốc từ năm 403 trước công nguyên đến năm 959 (tổng cộng 1362 năm). Sinh thời, vị thế của ông trong triều đình nhà Tống rất lớn.

Call Now