Hồ Quý Ly – nhà cải cách vĩ đại của lịch sử cổ trung đại Việt Nam

Nguyễn Khắc Thuần

Năm 1400, nói theo sử cũ, Hồ Quý Ly soán vị [1] ngôi báu họ Trần, lập ra nhà Hồ (1400-1407). Với các sử thần xưa, soán vị là hành vi cực xấu nên đồng lòng lên án. Nhưng dù tồn tại trong một thời gian rất ngắn, nhà Hồ vẫn là một thực thể khách quan của lịch sử, không chép tới có nghĩa không biết tới và sẽ bị cho là kiến văn thiển lậu [2], chép tới với đầy đủ các niên kỷ [3] tương tự như những triều đại chính thống khác, đương nhiên sẽ bị xếp vào loại chính tà bất minh [4], khó thoát khỏi búa rìu phán xét của các thế hệ sử thần. Bởi lý do rõ ràng này, Dương Nhật Lễ [5], Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung [6] … vừa bị lên án khắt khe lại vừa bị đưa vào phần phụ chép. Trong nhiều thư tịch cổ, nhà Hồ còn bị gọi là nhà nhuận Hồ [7].

[1]  ÑAÏI VIEÄT SÖÛ KYÙ TOAØN THÖ (bản kỷ, quyển 8, tờ 33-a).

[2]  Nghĩa là sự trông thấy cũng như sự nghe được quá nông cạn và hẹp hòi.

[3]  Nghĩa là chép việc theo tuần tự từng năm của giềng mối các triều đại.

[4]  Nghĩa là ngay chính và lệch lạc không phân biệt rõ ràng.

[5] Dương Nhật Lễ là con kép hát Dương Khuông. Vợ của Dương Khuông bỏ chồng để lấy Cung Túc Vương Dục (quý tộc họ Trần) khi đang có thai, sau đó bà sinh hạ Dương Nhật Lễ và được Cung Túc Vương Dục nhận làm con đẻ. Năm 1369, Dương Nhật Lễ cướp ngôi nhà Trần nhưng đến năm 1370 thì Dương Nhật Lễ bị quý tộc và triều đình nhà Trần đồng lòng giết chết.

[6]  Mạc Đăng Dung sinh năm 1483, làm quan cho nhà Lê từ thời Lê Tương Dực (1510-1516). Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc. Trong sử cũ, nhà Mạc thường bị gọi là ngụy Mạc

[7]  Nhuận Hồ nghĩa là phần dư ra được mệnh danh là nhà Hồ, ví nhà Hồ như cục thịt thừa của lịch sử vậy.

Call Now