Block "block-breadcrumbs" not found

Khảo sát khả năng khử mặn của vật liệu hấp phụ từ thân lục bình (Eichhornia crassipes)

Nguyễn Văn Phước

Sau quá trình nghiên cứu kết quả thấy được nguyên liệu bột thô, than carbon của lục bình thì không có khả năng khử mặn, chỉ khi được hoạt hóa trở thành than hoạt tính thì khả năng khử mặn mới xảy ra. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử mặn của than hoạt tính:
– Khối lượng than phù hợp nhất là 0,4 g.
– Thời gian phản ứng phù hợp nhất là 15 phút.
– Nồng độ muối NaCl phù hợp nhất là 2 ppt (2 g/1000 mL).
– Môi trường pH phù hợp nhất là trung tính.
Đối với lục bình tươi, khả năng khử mặn phụ thuộc vào điều kiện nuôi và nồng độ muối có trong dung dịch. Nuôi ở ngoài sáng sẽ thúc đẩy quá trình khử mặn của lục bình tươi diễn ra tốt hơn và khi nuôi trong dung dịch có nồng độ muối càng lớn thì khả năng khử mặn càng rõ ràng, miễn là không chạm đến ngưỡng gây ức chế hoặc gây chết cho lục bình.

Call Now