Block "block-breadcrumbs" not found

Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu (Qua tập truyện ngắn “Bến quê”)

Người thực hiện: Đào Quý Lương

Tóm tắt kết quả:

Về ngôn ngữ đối thoại, trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu luôn tạo cho mình sự mới mẻ, độc đáo bằng sự đa dạng và linh hoạt trong khi sử dụng các loại câu khác nhau xét theo cú pháp hay theo mục đích phát ngôn. Với sự cộng hưởng từ hai yếu tố này, đã làm cho ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trở nên gần gũi, giản dị với cuộc sống đời thường. Chính điều đó mà khi đọc những trang văn của ông, người đọc luôn cảm nhận được hơi thở trong cuộc sống được tái hiện một cách chân thực nhất. Đó là cuộc sống hiện đại và những trăn trở cho hiện đại và tương lai. Lời thoại được đưa ra một cách hợp lí, có kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời đối thoại trực tiếp và đối thoại gián tiếp.

Các lớp từ ngữ sử dụng trong đối thoại của nhân vật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu rất đa dạng. Qua đối thoại góp phần làm nổi bật hoàn cảnh, tính cách, tư tưởng, tình cảm của nhân vật. Tiêu biểu là các lớp ngôn ngữ mang màu sắc khẩu ngữ, như từ ngữ xưng hô, từ tình thái và từ ngữ thông tục. Trong số này, tần số sử dung các lớp từ dùng để xưng hô chiếm tỉ lệ cao nhất với 3772 (83%). Trong lớp từ đối thoại dùng để xưng hô có từ xưng hô chuyên dụng – ĐTNX và các từ ngữ lâm thời dung để xưng hô, như: danh từ chỉ quan hệ thân tộc, tên riêng, danh từ chức vụ, nghề nghiệp, từ ngữ chỉ quan hệ xã hội. Trong đó xưng hô bằng ĐTNX chiếm số lượng nhiều nhất: 1729 (45,8 %); tiếp đến là danh từ thân tộc: 1341 (35,6%).

Tần số các lớp từ xưng hô sử dụng trong đối thoại có sự chênh lệch nhưng đều được nhà văn sử dụng linh hoạt vừa đảm bảo chức năng dụng học của ngôn ngữ vừa mang tính sáng tạo. Nếu sử dụng ĐTNX tạo tính khách quan của đối tượng thì các sử dụng các danh từ dùng để xưng hô góp phần tạo nên sắc thái biểu cảm của nhân vật khi đối thoại. Nguyễn Minh Châu đã vận dụng tốt chức năng định vị về vị thế xã hội của nhân vật qua từ xưng hô khi giao tiếp. Đồng thời nhà văn cũng khéo léo vận dụng linh hoạt từ xưng hô lâm thời trong giao tiếp để bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất. Khi nhân vật tự hạ thấp thân phận mình trong mối quan hệ liên nhân; khi nhân vật lấy lại tự tin và trở về đúng vị trí của mình, thể hiện được sự chiến thắng của lẽ phải.

Sử dụng tên riêng nhân vật dùng để xưng hô thể hiện sự gần gũi, thân mật, yêu thương nhưng cũng có trường hợp mang sắc thái biểu cảm khác. Xưng hô bằng chức vụ nghề nghiệp, thông thường chỉ được dùng để gọi chứ không dùng để xưng. Tuy nhiên, đôi khi Nguyễn Minh Châu có những sáng tạo riêng khi để nhân vật tự xưng bằng danh từ chỉ chức vụ. Nội dung ứng dụng cách sử dụng các lớp từ ngữ xưng hô trong Bến quê của Nguyễn Minh Châu vào dạy học giao tiếp ngành quan hệ công chúng, bao gồm: các lớp từ ngữ xưng hô của nhân vật. Trong dạy học giao tiếp, cần ứng dụng nghệ thuật sử dụng từ xưng hô trong tập truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu đạt hiệu quả.

Call Now