Người thực hiện: Hoàng Lệ Chi
Tóm tắt kết quả:
Những nội dung trình bày trên đây là kết quả của một cuộc nghiên cứu thực nghiệm
được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp – kết hợp giữa định tính và định
lượng.
Ở bước nghiên cứu định tính, tác gỉa đã thực hiện lược khảo lý thuyết đương đại về
phong cách lãnh đạo, sự sáng tạo của nhân viên trong tổ chức và đổi mới tổ chức. Đã tổng
hợp các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi lên sự
sáng tạo của nhân viên và đổi mới tổ chức. Đã dựa vào lý thuyết liên quan và những đặc
thù cũng như tính cấp thiết cần có đội ngũ lao động mang tính sáng tạo và đổi mới tổ chức
trong ngành cung cấp dịch vụ viễn thông – một ngành có tốc độ phát triển khoa học cao
bậc nhất nhì trong nền kinh tế quốc dân. Qua đó hình thành mô hình lý thuyết đã trình bày
ở Hình… . Cũng ở bước nghiên cứu định tính, tác giả đã thực hiện một cuộc nghiên cứu
thảo luận nhóm tập trung nhằm hiệu chỉnh các thang đo lường trong mô hình nghiên cứu.
kết quả hiệu chỉnh thang đo được trình bày trong Bảng…. và là tiển đề để hình thành bảng
hỏi điểu tra trong nghiên cứu định lượng tiếp theo.
Ở bước nghiên cứu định lượng, tác giả đã thực hiện cuộc điều tra với phương tiện
là bảng hỏi trực tuyến, được gửi đến các nhân viên của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
viễn thông trên địa bàn TP. HCM như: VNPT, VIETEL, FPT, MOBIFONE,… Kết quả
của cuộc điều tra thị trường thu về được 275 phiếu hợp lệ dùng làm cơ sở để phân tích dữ
liệu. quá trình thực hiện xử lý dữ liệu được thực hiện theo 2 bước: (1) kiểm định mô hình
đo lường và (2) kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính.
Kết quả kiểm định mô hình đo lường cho thấy các thang đo lường trong mô hình
nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Đặc biệt, với thang
đo lường khái niệm Lãnh đạo chuyển đổi – với giả thuyết ban đầu được đề nghị là một
thang đo đa hướng với bốn thành phần là: (1) Ảnh hưởng bởi lý tưởng; (2) Động lực
truyền cảm hứng; (3) Kích thích trí tuệ; (4) Quan tâm cá nhân – kết quả nghiên cứu và
kiểm định đã khẳng định giả thuyết nêu trên là được chấp nhận. Đây có thể được xem là
một đóng góp về lý thuyết khoa học – góp phần khái quát hoá lý thuyết nền về các thành
phần cấu của lãnh đạo chuyển đổi trong bối cảnh của một nghiên cứu đặc thù tại những
doanh nghiệp cung cấp dịch viễn thông, tại Việt Nam là một một quốc gia có nền kinh tế
chuyển đổi.
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết bằng mô hình hoá cấu trúc tuyến tính – SEM
cho thấy các giả thuyết được đề nghị đều được chấp thuận. Trước tiên, nghiên cứu đã
khẳng định Lãnh đạo chuyển đổi có ảnh hưởng tích cực đến Sự sáng tạo của nhân viên
(với beta = 0,609), và đổi mới tổ chức (beta = 0,341). Kết quả này cũng tương đồng với
kết qủa của các nghiên cứu trước (Jyoti & Dev, 2015; Khalili, 2016; Mittal & Dhar, 2015;
Keller, 2008; Uddin & đtg., 2017, Shafi, 2020). Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng, tất cả các
nghiên cứu vừa đề cập đến trước đây đều đo lường khái niệm Lãnh đạo chuyển đổi như là
những thành phần rời rạc tác động đến Sự sáng tạo của nhân viên và đổi mới tổ chức
(Tarigan, 2019), mà không đo lường nó như một khái niệm đa hướng giống như trong
nghiên cứu này của tác giả – điều này một lần nữa khẳng định điểm mới và sự khác biệt
của nghiên cứu này của tác giả. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã khẳng định ảnh hưởng
tích cực của Sự sáng tạo của nhân viên đến Đổi mới tổ chức (beta = 0,465), kết quả này
cũng được ủng hộ bởi các nghiên cứu đi trước (Nguyen Ngoc An & đtg., 2015). Tuy
nhiên, trong nghiên cứu của Setiawan (2021) thì các giả thuyết về ảnh hưởng của sự sáng
tạo của nhân viên lên sự đổi mới tổ chức lại không được ủng hộ.