Người thực hiện: Nguyễn Minh Hoạt
Tóm tắt kết quả:
Thực trạng về số lượng cồng chiêng và nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng tại một số tỉnh ở Tây Nguyên. Do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, số lượng cồng chiêng một số tỉnh Tây Nguyên bị giảm bớt đáng kể. Kết quả thống kê theo thời gian có năm 2017, 2021 ở bảng 3.1, cho thấy, trong 4 tỉnh được khảo sát, theo thứ tự từ cao đến thấp, số lượng cồng chiêng cao nhất là tỉnh Gia Lai có 4.500 bộ; tiếp đến là tỉnh Đắk Lắk có 2.089 bộ; tỉnh Lâm Đồng có 1.171 bộ; thấp nhất là tỉnh Đắk Nông, chỉ còn 336 bộ.
Những vấn đề tồn tại trong diễn tấu cồng chiêng phục vụ khách du lịch trên địa bàn một số tỉnh ở Tây Nguyên. Khai thác giác trị của di sản văn hóa công chiêng Tây Nguyên trong hoạt động du lịch chưa tương xứng với thế mạnh, tiềm năng du lịch trên địa bàn. Chỉ có 11/98 (11,22%) KDL trên địa bàn các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng diễn tấu công chiêng phục vụ khách du khách. Thế nhưng nhu cầu thưởng thức diễn tấu công chiêng của du khách tại địa bàn 3 tỉnh này có 176/210 (83,1%).
Một số giải pháp góp phần khai thác giá trị của di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên qua hoạt động du lịch.