Trần Thành
Việt nam là một nước phát triển nông nghiệp, kéo theo hiện trạng phụ phẩm hữu cơ tồn tại với số lượng lớn, chất thải này dễ gây ô nhiễm môi trường và gây ra các bệnh truyền nhiễm, ở một khía cạnh khác đây là một nguồn tài nguồn dồi dào phụ hợp cho việc tái chế chất thải nông nghiệp thành nguồn nguyên liệu cho phân bón hữu cơ. Với góc nhìn của một nhà nghiên cứu môi trường đề tài nhằm tạo ra giá thể hữu cơ từ vỏ sầu riêng và vỏ sò thải nhằm tái chế chất thải giảm nguồn rác thải và tận dụng tối đa giá trị của quả sầu riêng và vỏ sò. Qua xác định tính chất thành phần dinh dưỡng của vỏ sò và vỏ sầu riêng, đề tài đã tính toán tỷ lệ phối trộn phù hợp với các vật liệu cơ chất xơ dừa và phân thêm để có tỷ lệ C/N 30 và tỷ lệ vi sinh bổ sung 1kg/tấn phù hợp với điều kiện phân hủy compost. Các nghiệm thức được theo dõi quá trình phân hủy trong 69 ngày, các chỉ tiêu theo dõi bao gồm pH, nhiệt độ, tổng vi sinh hiếu khí, vi sinh có khả năng phân hủy cellulose, vi sinh gây bệnh E. Coli. Sau quá trình phân hủy các nghiệm thức được đánh giá chất lượng qua các chỉ tiêu hàm lượng chất hữu cơ OM (%), nitơ tổng (%), phospho (%), kali (%), hàm lượng Ca (%) và so sánh với quy chuẩn phân bón QCVN 01 – 189:2019/BNNPTNT. Kết quả sơ bộ cho thấy hầu hết các mẫu nghiệm thức có quá trình phân hủy tốt ở thời gian từ 22 ngày trở đi với nhiệt độ tăng trên 55oC. Kết quả kiểm định cho thấy hầu hết các mẫu phân thành phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh. Như vậy, công thức phối trộn như trên giữa vỏ sầu riêng và được bổ sung bột vỏ sò tiềm năng sẽ cho ra được sản phẩm sau compost tối ưu, mở ra khả năng ứng dụng cho việc tái chế vỏ sò và vỏ sầu riêng một cách hiệu quả.