Nguyễn Hữu Vinh
Chúng tôi đã tổng hợp thành công vật liệu g-C3N4/UU-200 composite bằng phương pháp nhiệt dung môi. Các chất ô nhiễm hữu cơ, bao gồm RhB và TCH, được chọn làm mô hình để khảo sát hiệu quả phân hủy quang xúc tác dưới sự chiếu xạ của ánh sáng khả kiến. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằn g-C3N4/UU-200 với 40% g-C3N4 thể hiện hiệu suất phân hủy quang xúc tác cao nhất cho RhB (97.5%) trong 90 phút và TCH (72.6%) trong 180 phút so với UU-200 và g-C3N4. Kết quả đánh giá hoạt tính quang xúc tác kết hợp với phân tích PL và EIS chỉ ra rằng việc kết hợp g-C3N4 và UU-200 cho thấy phân tách điện tích hiệu quả và tăng cường hiệu hấp thụ ánh sáng khả kiến. Do đó, g-C3N4/UU-200 composite cho thấy hoạt tính quang xúc tác được cải thiện đáng kể trong quá trình phân hủy RhB và TCH. Hơn nữa, cơ chế phân hủy quang xúc tác có thể có của TCH đã được xác định bằng cách phân tích các chất trung gian và sản phẩm phân hủy cuối cùng sử dụng LC-MS và thí nghiệm bắt điện tử, cho thấy rằng e−, h+, và O2•- là những tác nhân chính góp phần vào sự phân hủy TCH. Hơn nữa, mẫu g-C3N4/UU-200 thể hiện độ ổn định và khả năng tái sử dụng tốt sau bốn chu kỳ trong điều kiện chiếu xạ ánh sáng nhìn thấy. Dựa trên các kết quả trên của nghiên cứu này, chúng tôi tin rằng nghiên cứu này có thể cung cấp những hiểu biết mới về việc chế tạo các chất xúc tác quang mới và hiệu quả để ứng dụng trong thực tế xử lý môi trường.