Hoàng Ngọc Bích
Kháng kháng sinh là một trong những vấn đề đáng báo động nhất hiện nay. Do đó, màng composite đã được áp dụng rộng rãi để loại bỏ kháng sinh khỏi nước. Màng PVA/Agarose/Maltodextrin đã được tổng hợp bằng cách đúc với các tỷ lệ thành phần khác nhau. Chúng được đánh giá các đặc tính thông qua độ ẩm, độ hòa tan, độ nở và kết quả BET. Kết quả cho thấy màng PVA/Agarose/Maltodextrin thể hiện khả năng tồn tại tốt nhất trong môi trường nước thông qua độ hòa tan thấp (68,88% ± 0,03), độ trương nở cao (431,77% ± 5,89) và thể tích lỗ xốp (0,034969 cm³/g). Khả năng hấp phụ của PVA/Agarose/Maltodextrin đã được thử nghiệm đối với một số loại kháng sinh như Ciprofloxacin, Tetracycline, Oxy-Tetracycline và Chloramphenicol. Kết quả cho thấy Ciprofloxacin được loại bỏ bởi màng PVA/Agarose/Maltodextrin tốt hơn so với các loại kháng sinh khác. Khả năng hấp phụ kháng sinh cao nhất đạt được sau 20 phút, nhiệt độ 30oC, liều lượng 2 g/L, pH 6, nồng độ kháng sinh 40 mg/L. Sự hấp phụ của ciprofloxacin được dự đoán thông qua các mô hình động học hấp phụ và đẳng nhiệt. Sự tương thích của giả động học bậc nhất và đẳng nhiệt Dubinin-Radushkevich cho thấy quá trình hấp phụ diễn ra theo cơ chế hấp phụ vật lý có tương tác tĩnh điện trên bề mặt vật liệu. Dung lượng hấp phụ tối đa được ghi nhận là 4,48 mg/g dựa trên đường đẳng nhiệt Dubinin-Radushkevich.