Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức hội đồng xét duyệt và nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở

NTTU – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành luôn tạo điều kiện và khuyến khích các giảng viên, nghiên cứu viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi xét duyệt, nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở cho những đề tài mới đăng ký hoặc đã hoàn thành.

Từ ngày 18 – 26/12/2021, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức xét duyệt và nghiệm thu các đề tài cấp cơ sở năm học 2021-2022 thông qua hình thức trực tuyến. Tham gia các hội đồng, đại diện phía trường Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có PGS.TS. Trần Thị Hồng – Phó hiệu trưởng, kiêm Viện trưởng viện KHXH liên ngành; GS.TS. Nguyễn Văn Thanh – Phó hiệu trưởng; PGS.TS. Bạch Long Giang – Trưởng phòng KHCN; bên cạnh đó có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đến từ các trường đại học/ các viện nghiên cứu như ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HN, ĐH Cần Thơ, ĐH Tây Nguyên, ĐH Nông Lâm TP. HCM, ĐH Công nghiệp TP. HCM; ĐH Y Dược TP. HCM, ĐH Cửu Long, ĐH Nha Trang, ĐH Duy Tân, ĐH Văn Hiến, Viện Hóa học hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, Bệnh viện Bình Dân và sự có mặt các Nhóm nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài và đông đảo quý Thầy/Cô của các đơn vị trong trường quan tâm đến nghiên cứu khoa học.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là một trong những trường đại học rất chú trọng đến NCKH và chuyển giao công nghệ để đưa các NCKH vào cuộc sống do đó Nhà trường luôn tạo điều kiện và khuyến khích các giảng viên, nghiên cứu viên tham gia NCKH, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ tham gia Chương trình vườn ươm sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ. Trong đợt này chỉ tính riêng các đề tài thuộc Chương trình vườn ươm sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ có 07 đề tài cấp cơ sở tham gia thuyết minh được tổ chức xét duyệt từ ngày 18 -26/12/2021 gồm:

(1) Ứng dụng kỹ thuật sấy phun trong việc phát triển sản phẩm vi bọc tinh dầu học citrus vùng đồng bằng sông Cửu Long của ThS. Nguyễn Phú Thương Nhân của – Viện Công nghệ Môi trường & Phát triển bền vững (CNMT&PTBV)

(2) Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và tinh chất hóa lý, hoạt tính sinh học và sự biến đổi chất lượng theo thời gian của các loại mật ong đơn hoa tại Việt Nam của ThS. Phạm Trí Nhựt – Viện CNMT&PTBV;

(3) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tìm kiếm các chất ức chế bơm ngược đa kháng thước ở vi khuẩn Gram âm – bơm AcrAB – ToIC của ThS. Phan Thiện Vy – Viện CNMT&PTBV;

(4) Nâng cao hiệu suất chuyển hóa khí nhà kính bằng xúc tác biến tính bởi crôm và mangan (Co/CrO3-Al2O3, Co/MnO2-Al2O3) ứng dụng trong phản ứng Reforming khô của Methane của Cao Thị Anh Ngọc – Viện CNMT&PTBV;

(5) Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu khung hữu cơ lưỡng kim loại M/Fe−MOFs (M: Fe, Ni, Co, Cu) và ứng dụng trong hấp phụ chất màu hữu cơ độc hại của ThS. Trần Thị Kim Ngân – Viện CNMT&PTBV;

(6) Biến tính vật liệu g-C3N4 bằng các nguyên tố kim loại (Pb, Au) và ứng dụng làm chất xúc tác quang phân hủy chất kháng sinh của Nông Xuân Linh – Viện CNMT&PTBV;

(7Nghiên cứu tổng hợp vật liêụ nanocomposite (CuNWs/ANF) có khả năng tản nhiệt và chắn sóng điện từ ứng dụng trong các thiết bị điện tử của TS. Trần Thị Tường Vi – Khoa kỹ thuật thực phẩm môi trường.

Trong 7 đề tài nêu trên thì có 6 đề tài của Viện Công nghệ Môi trường & Phát triển bền vững – đây là một đơn vị đi đầu trong NCKH của nhà trường. Số lượng đề tài cấp cơ sở của Viện luôn vượt trội. Bên cạnh 6 đề tài nêu trên thuộc Chương trình vườn ươm sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ, đợt vừa rồi Viện Công nghệ Môi trường & Phát triển bền vững có thêm 7 đề tài khác là:

(1) Nâng cao hiệu quả chuyển hóa khí nhà kính trong phản ứng Reforming khô của Methane sử dụng xúc tác M-Co/Al2O3 (M= Dy, Eu, Nd) của NCS.ThS. Phạm Lê Kim Hoàng;

(2) Nghiên cứu ảnh hưởng của chất mang đến hoạt tính của xúc tác chứa kim loại Cobalt (Co) trong quá trình Reforming khô của Methane của thầy Nguyễn Văn Phước;

(3) Nâng cao hoạt tính và hiệu quả sử dụng kim loại cobalt trong xúc tác lưỡng kim Co-Cu/Al2O3 ứng dụng trong phản ứng reforming khô của methane của TS. Võ Nguyễn Đại Việt;

(4) Tối ưu hóa quá trình xử lý phẩm màu hữu cơ malachite green và congo red bằng vật liệu khung cơ kim ZIF-8 của NCS.ThS. Trần Văn Thuận;

(5) Nghiên cứu tổng hợp nano CuO trên nền dịch chiết cây sử quân tử và ứng dụng trong xử lý màu methylene blue của NCS.ThS. Nguyễn Thị Cẩm Duyên;

(6) Nghiên cứu thiết lập quy trình xử lý compost phế phụ phẩm vỏ sầu riêng theo hướng ứng dụng nông nghiệp của NCS.ThS. Trần Thành;

(7) Nghiên cứu phát triển sản phẩm trà túi lọc từ vỏ quả họ cây có múi (Cam, Chanh, Bưởi) vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long của ThS. Hoàng Quang Bình;

Ngoài ra, cũng trong thời gian trên có 05 đề tài bên khối ngành sức khỏe và khoa học xã hội và nhân văn xét duyệt đề tài cấp cơ sở là:

(1) Khai thác giá trị của di sản thông qua hoạt động du lịch (khảo sát di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại một số tỉnh ở Tây Nguyên) của TS. Nguyễn Minh Hoạt – Khoa Du lịch và Việt Nam học.

(2) Đánh giá mức độ căng thẳng và năng lực ứng phó của sinh viên điều dưỡng Đại Học Nguyễn Tất Thành tham gia phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của TS. Trần Thị Châu – Khoa Điều dưỡng.

(3) Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêm an toàn của sinh viên ngành điều dưỡng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành của Ths. Lê Thị Quế Phương – Khoa Điều dưỡng.

(4) Intensive mindfulness meditation is associated with long-term brain network modulation của TS. Nguyễn Trường Thanh Hải – Khoa Điều dưỡng.

(5) Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mãn tính chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện Bình Dân của Ths. Vũ Thị Xim – Khoa Điều dưỡng.

Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhưng các thành viên trong Hội đồng xét duyệt đã làm việc tập trung, khẩn trương, nghiêm túc và khách quan. Thông qua các bài thuyết minh đề tài Hội đồng đã đưa ra những góp ý về mặt khoa học và thực tiễn triển khai, từ đó giúp điều chỉnh nội dung nghiên cứu các đề tài có ý nghĩa về mặt khoa học và khả năng đáp ứng nhu cầu ứng dụng trong xã hội.

Bên cạnh việc xét duyệt các đề tài mới Nhà trường cũng tổ chức nghiệm thu một số đề tài cấp cơ sở của GV – NCV của trường trong thời gian qua. Các Hội đồng nghiệm thu được tổ chức vào ngày 21 và 26/12/2021, trong buổi nghiệm thu đại diện các nhóm nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu đề tài. Trong thời gian trên, Hội đồng nghiệm thu đã tổ chức nghiệm thu 8 đề tài đã hoàn thành trong đó Viện Kỹ thật Công nghệ cao (KTCNC) có 6 đề tài và Khoa Du lịch – Việt Nam học (DLVNH) có 2 đề tài nghiệm thu thành công gồm:

(1) Phân tích đa dạng di truyền các chủng SARS-CoV-2trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Thầy Hồ Tá Giáp – Viện KTCNC;

(2 Phân tích đa dạng di truyền bộ gen lục lạp ở Bộ Loa Kèn của TS. Đỗ Hoàng Đăng Khoa – Viện KTCNC;

(3) Đánh giá khả năng làm giảm đường huyết của rau càng cua (Peperomia pellucida) trên mô hình chuột tiểu đường của PGS.TS Võ Thanh Sang – Viện KTCNC;

(4) Phát triển phương pháp khuếch đại đẳng nhiệt Multiplex recombinase polymerase ampification dựa trên khả năng phát hiện đồng thời S. aureus và P. aeruginosa của TS. Phùng Thị Thu Hường – Viện KTCNC;

(5) Phân lập, định danh và xác định hiện trạng kháng thuốc kháng sinh của một số chủng vi khuẩn phân lập từ cá rô đồng Anasbas testudineus của Trần Kiên Cường – Viện KTCNC;

(6) Ứng dụng graphene cho điện cực dẻo của pin Li-ion của TS. Đinh Đức Anh – Viện KTCNC;

(7) Xây dựng cơ sở dữ liệu tuyến điểm du lịch TP.HCM – Nha Trang – Đà Lạt của TS. Nguyễn Hoàng Long – Khoa DLVNH;

(8Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch từ các món ẩm thực truyền thống tại tỉnh Bến Tre của TS. Nguyễn Minh Hoạt – Khoa DLVNH.

Các buổi nghiệm thu diễn ra sôi nổi và thành công, Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao tính thực tiễn và những đóng góp của đề tài. Bên cạnh đó cũng đưa ra các nhận xét, góp ý khoa học, thiết thực và cụ thể nhằm giúp cho nhóm nghiên cứu hoàn thiện đề tài cấp cơ sở và phát triển thành đề tài cấp cao hơn.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn khuyến khích và tăng cường tổ chức các chuỗi hoạt động chuyên môn về nghiên cứu khoa học nhằm giúp đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu. Từ đó, thúc đẩy việc xây dựng các hướng nghiên cứu chất lượng cao phù hợp với xu thế hội nhập nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ công đồng tại

Call Now